Họ có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới tư tưởng và văn hóa qua nhiều thời đại: Những nhà văn nổi tiếng Việt Nam và thế giới sinh trong tháng 11
VIỆT NAM
MẠC THIÊN TÍCH (19.4.1706 – 01.11.1780): Nhà thơ, đại quan thời chúa Nguyễn, tước Tông Đức hầu. Là người học rộng, có tài văn thơ, ông đã lập thi xã Chiêu Anh các. Tác phẩm: Hà Tiên thập vịnh; Thụ Đức hiên tứ cảnh; Hà Tiên quốc âm thập vịnh; Lư Khê nhàn điếu.
THANH HẢI (04.11.1930 – 15.12.1980): Tên thật là Phạm Bá Ngoãn, nhà thơ, quê Phong Điền, Thừa Thiên-Huế. Giải thưởng Nguyễn Đình Chiểu. Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên; Huế mùa xuân (2 tập); Dấu võng Trường Sơn; Mưa xuân đất này; bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được phổ nhạc thành bài hát nổi tiếng.
LÊ HỮU TRÁC (12.11.1720(*) – 1791): Còn có tên là Lê Hữu Huân, hiệu Hải Thượng Lãn Ông, danh Nho và danh y, quê ở Đường Hào, tỉnh Hải Dương (nay là huyện Yên Mỹ, Hưng Yên), nhưng phần lớn cuộc đời sống ở huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ông đã xây dựng được một nền y học dân tộc toàn diện về lý luận, phương pháp điều trị, cách dùng dược vật Việt Nam. Tác phẩm: Thượng kinh ký sự; Y lý thâu nhàn; Hải Thượng y tông tâm lĩnh; Y hải câu nguyên…
HOÀNG ĐẠO THUÝ (12.11.1900 – 1994): Nhà văn, nhà biên khảo, nhà sư phạm lớn, quê Thanh Trì, Hà Nội. Tác phẩm: Bác Hai Bền; Trai nước Việt làm gì?; Sát Thát; Ông cha ta đánh giặc; Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội; Hà Nội thanh lịch; Đất nước ta; Phố phường Hà Nội…
VŨ ĐỨC PHÚC (12.11.1920) : Nhà lý luận phê bình văn học, dịch giả, quê Long Biên, Hà Nội. Tác phẩm : Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam; Bàn về những cuộc đấu tranh tư tưởng trong văn học Việt Nam hiện đại; Trên mặt trận văn học; Bàn về phương pháp nghiên văn học; Điđơrô; Bàn về văn học. Dịch: La Fontaine Thơ ngụ ngôn; Voltaire: Tuyển tập truyện; Quan thanh tra; Chỉ tại hắn si tình.
THANH GIANG (13.11.1930): Tên thật là Lê Mai Sơn, nhà văn, quê huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Tác phẩm: tiểu thuyết: Vùng tranh chấp; Dòng sông nước mắt; Khúc chuông chùa; Sóng Hàm Luông; thơ: Âm điệu bờ tre; truyện ngắn: Ước mơ tuổi trẻ; Bông súng đỏ; Chim bạch yến; kịch bản phim: Cư xá màu xanh; Lửa hương rừng dừa…
TỐ PHANG (16.11.1910 – ?): Tên thật là Ngô Văn Phát, nhà thơ, quê huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. 6 giải thưởng văn chương trong nước và nước ngoài. Tác phẩm: Cô gái thành; Sao Mai Sài Gòn; Những cuộc bể dâu; Bức tranh vân cầu; 10 bài hoạ lại Khuê phụ thán của Thượng Tân Thị.
NGUYỄN XUÂN SANH (16.11.1920): Nhà thơ, dịch giả, sinh tại Đà Lạt, quê gốc: Quảng Ninh, Quảng Bình. Giải thưởng Hội Nhà văn, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm: tập thơ: Chiếc bong bóng hồng; Tiếng hát quê ta; Nghe bước xuân về; Quê biển; Đảo dưa đỏ; Đất nước và Lời ca; Đất thơm; truyện: Anh hùng Trần Đại Nghĩa; dịch: Thơ Victo Huygô; Tuyển tập thơ Pháp; Toàn tập Tranxtrômer…
TÀO MẠT (23.11.1930 – 13.4.1993): Tên thật là Nguyễn Duy Thục, nhà viết kịch, nhà thơ, quê Thạch Thất, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Nghệ sĩ Nhân dân. Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: kịch: Cái ba lô; Trong phòng trực chiến; Đỉnh cao phía trước; chèo: Chị Tấm bến Cốc; Đường về trận địa; Bài ca giữ nước; tiểu luận nghệ thuật: Những lời tâm huyết; Thơ chữ Hán Tào Mạt…
THẾ GIỚI
BENVENUTO CELLINI (01.11.1500 – 13.2.1571): Nhà điêu khắc, hoạ sĩ, ca sĩ và nhà văn Italia thời Phục hưng. Tác phẩm Cuộc đời Benvenuto, con trai của nghệ nhân Giovanni Chellini, dân Florence, do tự mình viết tại Florence là một trong những tác phẩm văn học vượt trội trong thế kỉ XVI.
GEORGE BERNARD SHAW (26.7.1856 – 02.11.1950): Nhà soạn kịch, nhà lí luận phê bình nghệ thuật Anh, Giải Nobel văn học năm 1925. Tác phẩm: Ngôi nhà những người goá vợ; Những vở kịch khó chịu; Những vở kịch dễ chịu; Ba vở kịch cho người Thanh giáo; Thiếu tá Barbara; Pygmalion; Ngôi nhà tim vỡ, Cay đắng mà thật…
MIHAIL SADOVEANU (05.11.1880 – 19.10.1961): Nhà văn hiện thực Rumani, Giải thưởng Quốc tế Lenin. Ông đã cống hiến cho lịch sử văn học Rumani hơn 100 tác phẩm, trong đó có nhiều tác phẩm xuất sắc: Đất nước những ngày xưa; Quán rượu Ancutei; Xứ sở đầm hồ; Anh em Jderi; Mitrea Cocor; Đầm Mồi Hoa; Cuộc phiêu lưu trên đồng bãi sông Đanuyp…
ROBERT MUSIL (06.11.1880 – 15.4.1942): Nhà văn, nhà soạn kịch Áo, một trong những nhà văn hàng đầu viết tiếng Đức thế kỉ XX. Tác phẩm: các tập truyện ngắn: Hợp nhất; Ba người phụ nữ; Di sản thuở sinh thời, kịch: Những người mơ mộng; Vintsents và bạn gái của những ông chồng quan trọng; tiểu thuyết: Bấn loạn tâm thần của học viên Terles và Người không cá tính…
LAWRENCE DURRELL (27.02.1912 – 07.11.1990): Nhà văn Anh. Tác phẩm: tập thơ Đoạn trích cầu kì; Tuyển tập thơ; tiểu thuyết Panic Spring; Cuốn sách đen; Chanh đắng; Justine; Cuộc nổi dậy của Aphrodite; Bộ năm Avinon. Ông cũng viết một số kịch bản phim: Justine; Stiff Upper Lip; Judith…
BORIS VLADIMIROVITR ZAKHODER (Б. В. ЗАХОДЕР, 09.9.1918 – 07.11.2000): Nhà thơ, nhà văn viết truyện cho trẻ em, dịch giả Nga, Giải thưởng Nhà nước Nga. Ông nổi tiếng với những bản phỏng dịch các tác phẩm cổ điển của văn học nước ngoài dành cho trẻ em như là Winnie-Pooh và tất cả-tất cả của A. Milne, Mary Poppins của Trevers P., Peter Pan của Barry J., Những cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở Tuyệt vời của Kerrola L., v.v…
MUNNERLYN MARGARET MITCHELL (08.11.1900 – 16.8.1949): Nữ nhà văn Mĩ, tác giả của cuốn tiểu thuyết bán chạy Cuốn theo chiều gió (Giải thưởng Pulitser, đã xuất bản hơn 70 lần ở Hoa Kì, được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới, được đạo diễn Victor Fleming dựng thành phim với 10 giải Oscar).
YANNIS RITSOS (01.5.1909 – 11.11.1990): Nhà thơ Hi Lạp, Giải thưởng hoà bình Quốc tế Lenin. Ông đã xuất bản hơn 50 tập thơ. Tác phẩm: Máy cày; Kim tự tháp; Bài ca gửi chị gái; Thử thách; Bản xônát Ánh trăng, Bằng chứng, Văn mộ chí; Filoktet; Orest…
ROBERT LOUIS STEVENSON (13.11.1850 – 03.12.1894): Nhà văn, nhà phê bình, nhà chính luận Anh gốc Scotland. Tác phẩm: truyện kí Cuộc khởi nghĩa Pentland. Trang lịch sử, năm 1666; Những con đường; Chuyến du lịch vào sâu trong đất nước; tập truyện ngắn: Những đêm Ảrập mới; tiểu thuyết Đảo giấu vàng; Câu chuyện lạ kì của Tiến sĩ Jekyll và ngài Hyde; Kẻ bị bắt cóc (Kidnapped); Mũi tên đen…
KAREL HYNÉK MACHA (16.11.1810 – 06.11.1836): Nhà thơ, nhà văn lãng mạn Czech. Thơ ông ăn sâu vào trí nhớ của nhân dân và trở thành một trong những di sản tinh thần quý giá của nền văn học Czech. Tác phẩm nổi tiếng nhất là truyện thơ Tháng Năm, ngoài ra ông còn có tiểu thuyết Những người Zigan; tập tản văn: Trong cuộc đời tôi, tập truyện ngắn: Nàng Marinka.
NIKOLAI ROBERTOVITR ERDMAN (Н. Р. ЭРДМАН, 16.11.1900 – 10.8.1970): Nhà soạn kịch, viết kịch bản phim, dịch giả Nga. Tác phẩm chính: trường ca: Chân dung tự hoạ; hài kịch Uỷ nhiệm thư; Kẻ tự sát; kịch bản phim: Nữ hoàng Tuyết; Những anh chàng vui vẻ; Volga-Volga; Xin chào Moskva!; Những người dũng cảm; Đồn biên phòng trên núi…
ANDREJS UPITS (4.12.1877 – 17.11.1970): Nhà văn, nhà phê bình văn học, nhà hoạt động xã hội, Nghệ sĩ Nhân dân Latvia, Anh hùng Lao động. Ông viết nhiều thể loại: truyện ngắn: Tư sản; Người Latvia cuối cùng; Biến thái; tiểu thuyết: Robezhnieki; Trên ngưỡng của các thế kỷ; kịch: Tiếng gọi và tiếng vọng; Một và nhiều, bi kịch: Mirabeau; Jeane D’Arc…
ANNA SEGHERS (19.11.1900 – 1.6.1983): Tên thật là Netty Reiling, nữ nhà văn Đức, Giải thưởng Hoà bình Quốc tế Lenin, Giải thưởng Nhà nước. Các tác phẩm chính: Những người bạn đường; Giải thưởng lấy đầu người; Con đường đi qua tháng Hai; Cứu vớt; Cây thập tự thứ bảy; Quá cảnh; Những người chết trẻ mãi; Quyết định; Lòng tin…
MIKHAIL PETROVITR POGODIN (М. П. ПОГОДИН, 23.11.1800 – 20.12.1875): Nhà sử học, nhà sưu tập, nhà văn, nhà báo Nga. Tác phẩm: sử học: Về nguồn gốc của nước Nga; Về sử biên niên của Nestor; truyện vừa: Gã ăn mày; Gọi sao đáp vậy; Bím tóc màu hạt dẻ; Vị hôn phu; Vườn Sokolnitsky; Adel; Nữ tội phạm; Đêm Vassily, Bệnh tật đen; Cô dâu tại hội chợ…, bi kịch lịch sử bằng thơ Marfa, bà vợ tổng trấn Novgorod.
ROALD DAHL (13.9.1916 – 23.11.1990): Nhà văn người Celt, là bậc thầy loại truyện ngắn dị thường. Tác phẩm: truyện vừa: Gremliny; Charlie và nhà máy sôcôla, James và quả đào khổng lồ; Matilda…, ông cũng viết hai cuốn tự truyện Cậu bé; Những chuyến bay đơn độc…
YUKIO MISHIMA (14.1.1925 – 25.11.1970): Tên thật là Hiraoka Kimitake, nhà văn Nhật Bản. Tác phẩm chính: truyện ngắn: Sự thú nhận của kẻ đeo mặt nạ; Khát tình; Những mối tình bị cấm đoán; Lòng yêu nước; tiểu thuyết: Ngôi đình tạ bằng vàng; Người phù thuỷ được biển ném trả lại; Biển cả muôn màu; kịch: Năm vở nô hiện đại; tiểu luận: Con đường của Hagakure; Mặt trời và thép…
ALEKSANDR ALEKSANDROVITR BLOK (A.A. БЛОК, 28.11.1880 – 1.8.1921), nhà thơ Nga. Sáng tác của Blok là một nhất thể gồm 3 giai đoạn phản ánh trong ba tập thơ lớn: Tập I Những bài thơ về người phụ nữ đẹp, hình ảnh tượng trưng là màu trắng; Tập II là Thế giới hãi hùng với những biểu tượng xanh, tím, vàng, đen. Tập III – đề tài Tổ quốc, nước Nga và tượng trưng là màu đỏ của máu và đám cháy. Tác phẩm khác: tập thơ: Trên cánh đồng Kulicov; Thơ về nước Nga; Mười hai người chiến sĩ; kịch: Người phụ nữ xa lạ; Đức vua trên quảng trường; Khúc ca số phận; Bông hồng và cây thánh giá…
RICHARD WRIGHT (4.9.1908 – 28.11.1960): Tên đầy đủ Richard Nathaiel Wright, nhà văn da đen Mĩ, một trong số các nhà văn Phi-Mĩ có tên tuổi nhất. Tác phẩm: Con trai của nước Mĩ; Con người sống dưới mặt đất; Kẻ xa lạ; Giấc mơ dài; Hôm nay, thưa quý ngài.
OSCAR WILDE (16.10.1854 – 30.11.1900): Tên đầy đủ Fingal O’Flayerti Uils Oscar Wilde, nhà văn Anh, gốc Iceland, được gọi là “Hoàng tử của những nghịch lí”. Tác phẩm: Thơ; Chân dung Dorian Gray; Chiếc quạt của bà Windermere; Salome; Người đàn bà tầm thường; Người chồng lí tưởng…
Theo Sách Lịch Đông Tây
Xem thêm: