Những nhà văn Việt Nam và thế giới sinh tháng 8

0
1134

Dưới đây Việt Trí xin gửi đến quý độc giả danh sách nhà văn Việt Nam và thế giới sinh vào tháng 8.

VIỆT NAM

KIM LÂN (01.8.1920 – 20.7.2007): Tên thật là Nguyễn Văn Tài, nhà văn, quê huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông chuyên viết truyện ngắn về làng quê Việt Nam – mảng hiện thực mà ông hiểu biết sâu sắc.Tác phẩm: tập truyện ngắn: Nên vợ nên chồng; Con chó xấu xí; những truyện ngắn xuất sắc nhất: Đứa con người vợ lẽ; Làng; Vợ nhặt.

THÁI VƯỢNG (05.8.1940 – 27.11.1996): Nhà văn, quê huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Tác phẩm: tập truyện: Bão tan; tiểu thuyết: Vùng đất chưa im tiếng súng; Những con đường trên mặt nước; Mùa hoa gạo; Sáng ấy mưa rơi.

TRẦN ĐÌNH SỬ (10.8.1940): Nhà lí luận, phê bình văn học, nhà giáo, quê huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước. Tác phẩm: Thi pháp thơ Tố Hữu; Lí luận và phê bình văn học; Những thế giới nghệ thuật thơ; Một số vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam; Dẫn luận thi pháp học; Văn học và thời gian; Đọc văn học văn; Thi pháp Truyện Kiều.

TRƯƠNG MINH KÍ (23.10.1855 – 11.8.1900): Tên thật là Trương Minh Ngôn, tự Thế Tài, hiệu Mai Nham, học giả, nhà văn, dịch giả, quê Chợ Lớn, Sài Gòn, naylà TP. Hồ Chí Minh. Tác phẩm: Như Tây nhật trình; Méthode pour appredre le français et l’annamite; Quốc ngữ sơ giải; Phú bần truyên diễn ca; Thi pháp nhập môn…; dịch: Chuyện Phang-sa dịch ra quốc ngữ.

LỆ THU (15.8.1940): Tên thật là Trần Lệ Thu, nhà thơ nữ, quê huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Sáng tác của bà có các tập thơ: Xứ sở loài chim yến; Niềm vui cửa biển; Hương gửi lại; Nguyện cầu; Chân dung tình yêu; Khoảng trời thương nhớ; Tri kỉ; Mây trắng.

VŨ ĐÌNH LONG (19.12.1896 – 14.8.1960): Nhà viết kịch, quê ở huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông, nay là Hà Nội. Ông chủ trương báo Tiểu thuyết thứ bảy (1934 – 1942); Tạp chí Tao đàn (1937-1938); Tuần báo Tuổi trẻ (1941-1943)… Tác phẩm kịch: Chén thuốc độc; Toà án lương tâm; Đàn bà mới; Tổ quốc trên hết.

THÂM TÂM (12.5.1917  – 18.8.1950): Tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, nhà thơ, nhà báo, quê Thành phố Hải Dương. Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Tác phẩm chính: Tống biệt hành; Ngậm ngùi cố sự; Chào Hương Sơn; Lưu biệt; Vạn lý; Trường thành; Chiều mưa đường số 5.

NGUYỄN MINH LANG (20.8.1930 – 10.10.2001): Tên thật là Nguyên Như Thiện, nhà văn, quê huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Tác phẩm: tiểu thuyết: Những kẻ lạc loài; Hoa dại; Hoàng tử của lòng em; Vẫy vùng; Cánh hoa trước gió; tập truyện ngắn: Trăng đồng quê; Chờ nhau kiếp khác (in chung); Trong ánh sáng hoà bình (in chung).

THÁI THĂNG LONG (20.8.1950): Tên thật là Thái Gia Trí, nhà thơ, quê quận Ba Đình, Hà Nội. Tác phẩm gồm các tập thơ và trường ca: Hà Nội của tôi; Thuyền của rừng; Ám ảnh; Chiều phủ Tây Hồ; Gió rừng Sác; Thời gian huyền thoại.

HÀN THẾ DU (01.11.1916 – 30.8.2000): Tên thật là Hứa Văn Lãng, nhà văn, nhà thơ, quê huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm: tiểu thuyết: Bóng mây chiều; ca dao: Ca dao chiến dịch Cao Bắc Lạng; chèo: Chị Đôi; Lưu Bình Dương Lễ. Ông còn cải biên nhiều tích chèo cổ: Xuý Vân; An Tiêm Nàng Út; Yết Kiêu giữ thuyền; Tình ca non nước…

THẾ GIỚI

GUY DE MAUPASSANT (05.8.1850 – 6.7.1893): Nhà văn hiện thực Pháp. Ông sáng tác rất khoẻ, trong 10 năm viết trên 300 truyện ngắn, 2 tập kí, 6 tiểu thuyết, chưa kể kịch và nhiều bài báo. Tác phẩm tiêu biểu: Một cuộc đời; Núi Orion; Ông bạn đẹp; Người đàn bà điên; Cô Fifi; Viên mỡ bò…

TSUBOI SAKAE (05.8.1900 – 23.6.1967): Nhà văn nữ Nhật Bản. Bà viết tiểu thuyết, truyện ngắn và truyện nhi đồng bằng ngòi bút nhẹ nhàng và nhân đạo. Tác phẩm xuất sắc: Cuốn lịch; Cương vị người vợ; Sóng vỗ bờ; Con đường dốc; Hai mươi bốn con người; Giác thư về học vấn; Ưcchikhakê…

NIKOLAI ROBERTOVITR ERDMAN (Н. Р. ЭРДМАН, 16.11.1900 (1902?) – 10.8.1970): Nhà viết kịch, nhà thơ Nga, tác giả của kịch bản ca kịch. Tác phẩm: trường ca: Chân dung tự hoạ; kịch: Uỷ nhiệm thư; Kẻ tự sát; kịch bản phim nghệ thuật: Hoàng tử và ăn mày, Nữ nghệ sĩ, Những người dũng cảm, Nữ hoàng Tuyết, Những anh chàng vui vẻ; Volga-Volga…

AVDOTIA IAKOVLEVNA PANAEVA (А. Я. ПАНАЕВА, 12.8.1820 – 11.4.1893): Nữ nhà văn Nga. Xuất bản dưới bút danh N. N. Stanitski các tiểu thuyết Lời thiếu thận trọng; Ông chồng quái gở; Vợ của thợ chữa đồng hồ; Khu nuôi ong; Người đàn bà đỏng đảnh; Một bước thiếu suy nghĩ; Những vụn vặt của cuộc sống; Gia đình Talnikov …

JOSÉ MARIA EÇA DE QUEIRÓS (25.11.1845 – 16.8.1900): Nhà văn, đại diện ưu tú của chủ nghĩa hiện thực phê phán Bồ Đào Nha thế kỉ XIX. Các tiểu thuyết: Cô gái kì lạ tóc vàng; Tội lỗi của cha Amaro; Người em họ Bazilio; Thánh tích; Gia đình Maia; Dòng họ Ramires danh giá; Thành phố và núi non…

ERNEST SETON THOMPSON (14.8.1860 – 23.10. 1946): Tên thật Ernest Evan THOMPSON, nhà văn Canada gốc Anh. Ông viết khoảng 40 tác phẩm, chủ yếu về động vật và là một trong những người khởi xướng thể loại văn học này. Tác phẩm: Dã thú, như tôi biết chúng; Cuộc sống của những kẻ bị săn đuổi; Cuộc sống của động vật hoang dã (8 tập); Những con thú hoang nhỏ; Cuốn sách về rừng v.v.

HENRY CHARLES BUKOWSKI (16.8.1920 – 9.3.1994): Nhà thơ, nhà văn Mĩ, sáng tác trong thể loại siêu thực, nhân vật chính của hầu hết các tác phẩm của ông là nhà văn Henry Chinaski. Tác phẩm: tiểu thuyết: Bưu điện; Đàn bà; Hollywood; tập truyện ngắn: Những chuyện điên rồ bình thường; Người phụ nữ đẹp nhất trong thị trấn; Shakespeare không bao giờ làm như vậy; tập thơ: Cháy trong nước ngập trong lửa; Tình yêu là con chó địa ngục; Luôn luôn là chiến tranh…

HONORE DE BALZAC (20.5.1799 – 18.8.1850): Nhà văn Pháp, có nhiều cách tân táo bạo về kết cấu, ngôn ngữ, đưa tiểu thuyết Pháp phát triển lên một bước mới và đạt tính chất cổ điển. Tác phẩm tiêu biểu: Gobseck; Miếng da lừa; Kiệt tác vô danh; Đại tá Chabert; Ơgiêni Grăngđê; Lão Gôriô… Đến năm 1847 ông đã viết xong 97 tác phẩm cho Tấn trò đời.

PIERRE JEAN DE BÉRANGER (19.8.1780 – 16.7.1857): Nhà thơ Pháp, ca sĩ của cách mạng và nền Cộng hoà Pháp nửa đầu thế kỉ XIX. Thơ của ông nhẹ nhàng, duyên dáng và điểm xuyết nụ cười giễu cợt, dễ thương. Các tác phẩm thơ của ông được tập hợp thành 3 tập Bài ca 1; Bài ca 2; Bài ca 3.

RAY DOUGLAS BRADBURY (22.8.1920): Nhà văn giả tưởng xuất chúng của Anh. Tác phẩm: Biên niên sử Sao Hoả; 451 độ Fahrenheit; Rượu bồ công anh; Cái chết là một việc cô đơn; Bóng xanh, cá voi trắng; Vĩnh biệt mùa hè. Ông viết khoảng 400 truyện ngắn cũng rất nổi tiếng.

ALEXANDR GRIN (А. ГРИН, 23.8.1880 – 8.7.1932): Họ thật là Griniovski, nhà văn Nga, đại diện cho khuynh hướng hiện thực lãng mạn với tác phẩm nổi tiếng nhất Cánh buồm đỏ thắm. Bút danh A.S. Grin lần đầu tiên xuất hiện dưới truyện ngắn Một trường hợp. Tác phẩm: Chiếc mũ vô hình (với phụ đề Chuyện về các nhà cách mạng); Đảo Reno; Thuộc địa Lanfier; Đại uý Diuk; Thế giới rực sáng; Chạy trên sóng nước…

GUILLAUME APOLLINAIRE (26.8.1880 – 9.11.1918): Tên thật là Wilhelm Apolinary KOSTROWIZKI, nhà thơ, nhà soạn kịch Pháp. Là một nhà thơ độc đáo, luôn tìm tòi, cố sáng tạo những con đường mới trong văn học. Tác phẩm: các tập thơ: Người phù phép hư hỏng; Rượu; Calligrammes; Cái bóng mối tình của tôi; kịch: Cặp vú của Tirésias, Tinh thần mới.

CESARE PAVESE (9.9.1908 – 26.8.1950): Nhà văn, nhà thơ, dịch giả Italia. Các chủ đề chính của ông – con người cô đơn, tính phi thực tế của cuộc đời. Tác phẩm: Nghề sống; Ma quỷ trên đồi; Đồng chí; Mùa hè tuyệt vời; Vầng trăng và đống lửa… Dịch Defo, Dickens, Melville, Joyce, S. Anderson, G. Stein, Faulkner, Dos Passos.

GIOVANNI VERGA (31.8.1840 – 27.01.1922): Nhà văn Italia, sáng lập trường phái văn học Verismo. Tác phẩm: Những người Carbonari trong núi; Vùng biển; Eva; Con hổ vương giả; Gia đình Malavoglia; Thợ cả Don Gesualdo…

Xuân Kiên/Sách Lịch Đông Tây

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây