“Dưới bánh xe cuộc đời” của tác giả Hermann Hesse kể về cuộc đời của một cậu bé được mọi người coi như “thiên tài” và đặt tất cả sự kỳ vọng vào cậu. Nhưng chính những sự kỳ vọng quá đỗi lớn lao đó của người lớn biến cậu bé trở nên áp lực nặng nề, cậu bế tắc, cùng quẫn và cuối cùng đã chọn lựa cái chết để giải thoát…
Hans cũng giống chúng ta, có tuổi thơ, có gia đình chỉ có có điều Hans không được sống trọn vẹn tuổi thơ đó để trưởng thành một cách bình thường. Trái lại, cậu bé ấy là niềm hy vọng của cả nhà, của cả xóm, của cả trường. Ai cũng coi Hans là thiên tài, là thần đồng. Chính những sự kỳ vọng quá đỗi lớn lao đó của người lớn biến cậu bé trở nên áp lực nặng nề, thu mình vào chiếc vỏ ốc và ngày qua ngày lớn lên theo cách những người xung quanh kỳ vọng.
Dù vậy, sự kỳ vọng thì chỉ có tăng lên chứ chẳng bao giờ vơi bớt đi, cho tới một ngày cậu bé ấy mệt mỏi và hoang mang với chính cuộc đời của mình, Hans có những thất bại đầu đời, có những đổ vỡ trong lòng nhưng người lớn chẳng bận tâm. Không một chút thấu hiểu, họ muốn Hans phải quay lại trở thành “con ngoan trò giỏi” “thần đồng vượt qua mọi kỳ thi với thành tích tốt nhất”. Ước mơ của cha mẹ không có gì sai, nhưng sự kỳ vọng mù quáng vô tình đã đẩy một cậu thiếu niên vào bế tắc cùng quẫn.
Cho tới một đêm, Hans chết trên dòng sông cạnh nhà.
Cái chết của một cậu bé – nghe thật đau lòng.
Người ta chẳng quan tâm vì sao đến cơ sự đó. Người ta vẫn thầm nuối tiếc ngay trong đám tang của cậu “ôi, lẽ ra thằng bé đã là một thiên tài”. Họ đến thật đông trong đám tang ấy, những câu tiếc nuối, những lời đau thương. Nhưng mấy câu là thật lòng. Mấy người thực sự đau xót cho cái chết của cậu? Có chăng chỉ có sự hối hận, nỗi đau trong lòng người cha là sự thật. Vì ông đã mất đứa con ấy vĩnh viễn. Đứa con mà đêm qua ông vẫn ngồi cầm sẵn cây roi để chờ nó về dạy dỗ. Đứa con mà ông hết mức yêu thương, hết mực kỳ vọng. Đứa con mà ông gắn bó mỗi ngày, giờ đây không một lời nào – lững lờ trôi trên dòng sông cạnh nhà.
Cái chết của Hans hay rất nhiều thiếu niên khác trên khắp thế giới này vì áp lực học hành thi cử, vì lỡ trượt trong một kỳ thi, vì sợ cha mẹ mất mặt khi mình bị điểm kém, sợ bị trách mắng khi phạm một lỗi lầm… tất cả những cái chết đó đều đáng thương.
Bởi những đứa trẻ đang trong quá trình va vấp để trưởng thành ấy đã không có một ai ở cạnh chia sẻ những tâm sự riêng tư, không có ai nói với chúng rằng “thất bại cũng không sao, thi trượt cũng không sao, điểm kém cũng không sao…”. Và quan trọng hơn hết thảy, đó là chúng chưa kịp có những ước mơ động lực và tìm thấy con đường riêng cho cuộc đời mình thì đã bị ngã xuống dưới “bánh xe cuộc đời”.
“Một bầu trời xanh thanh bình trải dài trên thị trấn bé nhỏ này. Con sống lấp lánh uốn lượn trong thung lũng, những rặng núi với đường nét nhẹ nhàng phủ đầy sắc xanh của vân sam ẩn hiện ở phía xa. Người thợ đóng giày cười buồn rồi khoác tay ông Giebenrath, giúp đỡ người đàn ông ấy bước những bước xấu hổ và ngập ngừng rời khỏi cái giờ phút tĩnh lặng đầy suy tư cùng đau khổ này, trở về nơi mà bấy lâu nay hiện thực vẫn đang luôn tồn tại.”
Cuốn sách kết thúc, cuộc sống của thị trấn nơi Hans sinh sống rồi sẽ trở lại bình thường. Người ta bận rộn, người ta quên đi Hans bởi sự chú ý, kỳ vọng lại đổ dồn vào một đứa trẻ khác. Chỉ có nỗi đau trong lòng người cha là sẽ còn mãi theo tháng năm…
Đây không chỉ là một câu chuyện hư cấu…
Cậu chuyện về các thần đồng bị ép chín sớm đến mất cả tuổi thơ và đẩy tổn thương trong tâm hồn như chuyện của Hans không phải là không có thật. Dưới đây là câu chuyện về Andrew Halliburton. Đọc câu chuyện này, ta thấy Andrew Halliburton có số phận rất giống Hans, nhưng may mắn hơn Hans là Andrew Halliburton đã thoát khỏi cái bóng ma “thiên tài” để sống một cuộc đời bình thường như bao đứa trẻ khác.
Andrew Halliburton, sinh năm 1986, trong một gia đình nghèo ở thành phố Dundee, nước Anh. Cha của anh là Al, một tài xế lái xe cảnh sát dân sự và mẹ là Jean, một người dọn dẹp. Vì thế, gia đình của Andrew Halliburton rất khó khăn, không dư giả về kinh tế.
Andrew Halliburton được phát hiện là một cậu bé thần đồng khi chưa đầy 2 tuổi, đọc những con số và chữ cái trên tivi trong phòng khách của gia đình. Bố của Andrew Halliburton nói rằng: “Ngày nhỏ, Andrew rất hiếu động. Nhưng càng lớn cậu bé càng ngoan hơn. Hai vợ chồng đã cho Andrew đi gặp các chuyên gia và kinh ngạc khi biết rằng con mình có bộ óc của một thiên tài. Thật may mắn, hội đồng và chính quyền đã quyết định tạo điều kiện bằng việc cấp cho Andrew một chiếc máy tính.

Kể từ đó, Andrew tối ngày ở trong phòng và học giải toán Mensa trên máy tính. Chẳng ai biết được rằng cậu bé đã cảm thấy thật cô đơn và khó chịu: “Tôi cảm thấy thời thơ ấu của tôi trôi qua một cách lãng phí. Tôi không được ra ngoài nhiều như những bạn đồng trang lứa của mình. Tôi rất thích những việc đời thường như bao bạn khác vẫn làm. Tôi thích đi xe đạp nhưng tôi chưa bao giờ được học đi xe đạp cả” – Andrew chia sẻ.
Khi Andrew lên 8 tuổi, hiệu trưởng trường tiểu học đã gọi điện khắp nơi để tìm một trường trung học nào đó phù hợp bởi lẽ trình độ của Andrew cao cấp hơn các bạn rất nhiều. Khi lên 9 tuổi, Andrew học cùng các bạn 14 tuổi. Những bài toán cao cấp chưa bao giờ làm khó được Andrew. Năm 11 tuổi, Andrew chính thức được tuyển thẳng vào Đại học. Lần đầu tiên trong đời anh cảm thấy áp lực và “bắt đầu hoảng loạn”.
Những người bạn học cùng, giáo viên và bố mẹ đều kì vọng Andrew sẽ tạo được những điều phi thường. Tiếp đến là truyền thông đưa tin rầm rộ về cậu bé với những bức ảnh chụp tạo dáng ngồi học đầy đam mê và gọi cậu là một thiên tài. Nhưng đối với cậu bé, mọi thứ thật khó khăn để nói chuyện: “Tôi không thể diễn đạt điều mình mong muốn” – Andrew chia sẻ.

Sau khi được tuyển thẳng vào Đại học, Andrew chọn ngành khoa học máy tính. Lý do đơn giản là vì nó là điều mà bố mẹ anh thích. Vào học, cậu bé 11 tuổi ấy khó khăn trong việc kết bạn và cảm thấy thực sự cô độc.
Bỏ học đi làm ở tiệm đồ ăn nhanh, thần đồng vẫn có thể bị sa thải dù chỉ là nhân viên
Năm học đầu tiên trôi qua, Andrew quyết định bỏ học và xin việc tại cửa hàng đồ ăn nhanh MacDonal. Thậm chí thời điểm đó, Andrew còn đứng trước nguy cơ bị đuổi việc. “Điều gì tồi tệ hơn chuyện 1 thần đồng mà còn bị đuổi việc tại một cửa hàng đồ ăn nhanh?” – Andrew nói trong sự xấu hổ.
Tuy nhiên, 5 năm sau, Andrew vẫn làm ở đó và có được những trải nghiệm tuyệt vời cho cuộc sống của mình. Anh kể về việc khá thích thú khi nhìn thấy vẻ mặt ngạc nhiên của khách hàng khi anh có thể nhẩm tính tiền siêu nhanh mà không cần đến máy tính. Đó là một cuộc sống mà Andrew thấy mình không bị đè nặng bởi những kỳ vọng phải trở thành người xuất chúng, phải làm những việc phi thường.
“Tôi luôn nghĩ mình chỉ là một kẻ mọt sách không hơn không kém. Thiên tài ư? Tôi chưa bao giờ thích danh xưng này. Đó là một gánh nặng. Chắc chắn là như vậy. Tôi luôn cảm thấy mình phải sống đầy mệt mỏi với danh hiệu đó. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình có thể” – Andrew.

Quyết định của Andrew khiến tất cả mọi người đều bị sốc. Nhưng anh nói rằng toán học không phải là niềm đam mê của anh. Sau một thời gian dài trải nghiệm cuộc sống đời thường, có được những điều mình thích, vào thời điểm đã sẵn sàng, Andrew quyết định quay trở lại trường Đại học. Lần này, Andrew lựa chọn ngành trò chơi công nghệ máy tính.
Andrew nghĩ rằng việc này sẽ không được sự chấp nhận của bố mẹ, thế nhưng, bố của Andrew tâm sự: “Tôi đã vô cùng thất vọng khi con trai bỏ học. Nhưng chúng tôi không rời xa con. Quả thật chúng tôi đã kì vọng rất nhiều. Chúng tôi hi vọng con sẽ làm tốt điều mà con muốn. Tôi không muốn con phải sống theo mong đợi của mình. Và rồi, làm nhân viên của của hàng McDonal là việc cuối cùng mà con làm, sau đó, con quay trở lại trường Đại học”.
Vậy là sau khi có được những trải nghiệm tuyệt vời và độ tuổi đi học không chênh lệch quá với các bạn, Andrew đã đi học trở lại: “Tôi muốn sống một cuộc đời bình thường, điều mà gần 20 năm qua tôi không làm được vì chỉ phải chạy theo mong ước của người khác” – Andrew.
Xem thêm:
“Trong khoảnh khắc ngắn ngủi ấy, họ nhận ra rằng mỗi cuộc đời và mỗi tuổi trẻ đều là duy nhất và không thể vãn hồi./
Cực kì hài lòng