[Quotes] Trích dẫn sách Totto – Chan Bên Cửa Sổ

0
3057

“Totto – Chan Bên Cửa Sổ” là một cuốn tự truyện của tác giả Kuroyanagi Tetsuko, một trong những diễn viên, MC truyền hình nổi tiếng nhất Nhật Bản. Tác phẩm kể về cô bé Totto – Chan bị đuổi học từ khi lên sáu vì quá năng động và lạ lùng so với bạn bè đồng trang lứa.

Totto Chan - Bên cửa sổ

Mẹ Totto – Chan biết con mình khá khác thường và ngôi trường bình thường sẽ không hiểu được con gái bà, nên bà đã gửi bé Totto – Chan vào một ngôi trường đặc biệt: Tô – mô – e. Ở đây, Totto – Chan được dạy theo một chương trình hoàn toàn khác biệt và những đứa trẻ bị gán mác tăng động, tự kỷ hoàn toàn có thể trở thành những nhà khoa học, nhà giáo dục, nghệ sĩ,…

“Totto – Chan Bên Cửa Sổ” thực sự là bức thông điệp từ thế giới trẻ thơ đến với các bậc phụ huynh và nền giáo dục vốn quá nặng tính hàn lâm, phán xét.

Những trích dẫn “đắt giá” của Totto – Chan Bên Cửa Sổ:

Sự khác biệt giữa giáo viên trường cũ và trường mới:

– Thưa bà, trước hết là chuyện em ấy cứ mở và đóng nắp bàn hàng trăm lần. Tôi có dặn là không em nào được mở và đóng nắp bàn trừ phi phải lấy ra hoặc cất đi một cái gì đó. Thế là con gái bà luôn tay lấy cái này ra, cất cái kia vào – lấy ra hoặc cất vào quyển vở, hộp bút chì, những cuốn sách giáo khoa và những thứ lặt vặt khác của em ấy. Ví dụ khi cả lớp viết bảng chữ cái, con bà mở nắp bàn lấy vở ra rồi đóng sầm lại. Tiếp đó em lại mở nắp bàn, thò đầu vào, lấy ra chiếc bút chì, rồi lại mau chóng đóng sầm nắp bàn lại,sau đó viết chữ “A”. Nếu em viết bẩn hay viết lỗi, em mở ngăn bàn, lấy cái tẩy ra đóng nắp bàn lại, tẩy chữ đó, rồi lại mở và đóng nắp bàn cất tẩy vào – tất cả các động tác diễn ra rất nhanh. Khi em viết xong chữ “A”, em đặt từng thứ một vào trong ngăn bàn. Em cất bút chì xong, đóng nắp bàn lại, liền đó lại mở nắp bàn để cất quyển vở vào. Khi viết đến chữ khác, em lại lặp lại từ đầu tất cả –trước tiên là quyển vở, rồi đến cái bút chì, đến cái tầy – mở và đóng nắp bàn với từng thứ một. Những động tác đó làm đầu óc tôi quay cuồng. Và tôi cũng không thể trách em được vì mỗi lần em mở hay đóng nắp bàn đều có lý do cả! – Lời cô giáo ở ngôi trường cũ nói với mẹ Toto – Chan.

– Em nhớ mãi câu nói này của thầy hiệu trưởng. Và lúc đó Tôt-tô-chan cảm thấy lần đầu tiên trong đời em đã được gặp một người mà em thực sự quý mến. Từ trước đến nay chưa có ai bỏ một thời gian dài đến như vậy để nghe em kể chuyện. Trong lúc nghe em kể chuyện thầy hiệu trưởng không hề ngáp một lần nào, thầy cũng không tỏ ra buồn chán mà ngược lại rất thích thú nghe em kể một cách say sưa. – Cảm nhận của Totto-Chan về thầy hiệu trưởng trường mới

Kiểu học ở trường Tomoe:

–  Hằng ngày, các bạn ở Tomoe có thể bắt đầu từ môn mình thích, vì vậy các bạn phải rèn luyện sao cho có thể tập trung học ngay dù xung quanh có ồn ào thế nào, chứ chỉ vì các bạn khác ồn quá, mình không học được thì ngượng lắm. Thế nên, khi bạn kia hát bài “vòng tròn và dấu chấm”, trừ một bạn hát theo còn tất cả các bạn khác vẫn chúi mũi vào quyển sách của mình.

– “Totto-chan là người Nhật, còn Masao-chan là người của một nước có tên là Triều Tiên. Nhưng cả con và Masao-chan đều là trẻ con như nhau cả, đừng có phân biệt người Nhật hay Triều Tiên gì nhé. Con hãy tỏ ra thân thiện với Masao-chan. Thật tội nghiệp cho bạn ấy khi bị người khác miệt thị chỉ vì là người Triều Tiên.”

– Còn nhớ ngày đầu tiên đến Tomoe, khi đứng ở cổng trường, Totto-chan đã hỏi mẹ “Tomoe nghĩa là gì?” Tomoe là một loại gia huy có hai màu, thông qua biểu tượng của tấm gia huy này, thầy hiệu trưởng muốn bày tỏ mong muốn các em học sinh sẽ phát triển hài hòa cả thể chất lẫn tinh thần.

– Còn lý do tại sao thầy lại để cho không mặc gì ư? Đó là vì thầy nghĩ: “Thật không tốt nếu để các bạn tự tìm hiểu sự khác nhau của cơ thể bạn nam và nữ một cách không lành mạnh,” đồng thời thầy cũng nghĩ “Thật không tự nhiên nếu cứ phải khổ sở che giấu cơ thể mình với người khác.” “Cơ thể nào cũng đẹp cả,” thầy hiệu trưởng muốn dạy cho các bạn học sinh điều đó.

– Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy, phải sớm tìm ra “phẩm chất tốt” ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ trở thành một người có cá tính.

– Khi giờ học bắt đầu, cô giáo viết bài tập của tất cả các môn học ngày hôm đó lên bảng và bảo cả lớp: “Nào, hãy bắt đầu từ bài mà các em thích.” Thế là học sinh có thể bắt đầu từ bất cứ môn nào mình thích, dù đó là tập viết hay tập tính. […] Với cách học này, càng lên lớp trên, giáo viên sẽ càng hiểu rõ các em học sinh thích gì, thích như thế nào, hiểu được cách nghĩ cũng như cá tính các em, thật đúng là cách làm lý tưởng để hiểu về học sinh của mình. Về phía học sinh, việc có thể bắt đầu giờ học với môn yêu thích thật không còn gì bằng, còn nhưng môn không thích, có thể để đến cuối buổi rồi xoay xở cũng chẳng sao. Chính vì vậy mà hình thức học trở nên đa dạng hơn, chỗ nào không hiểu, các bạn đem lên hỏi thầy cô giáo, hoặc thầy cô giáo đến chỗ mình, giạng cho mình đến khi nào hiểu mới thôi. Sau đó thầy cô sẽ cho thêm ví dụ để mình ngồi tự học. Đấy mới gọi là học. Thế nên hoàn toàn không có chuyện nghe giảng mà tâm hồn bay lơ lửng trên may đâu.

– Đúng thật là xe điện, cả một đoàn gồm sáu toa giờ không còn chạy nữa đang được xếp trong sân trường để làm lớp học. Totto-chan thấy như mình đang nằm mơ. Lớp học xe điện… Các cửa sổ trên xe điện đón ánh nắng sớm mai, sáng lấp lánh. Đôi mắt đang nhìn qua lá cây của Totto-chan cũng sáng lấp lánh hai bên gò má ửng hồng.

– … Có mắt mà không nhìn thấy vẻ đẹp, có tai mà không thấy điều hay, có trái tim mà không thấy chân lý, chưa cảm kích thì chưa thể cháy hết mình…

– Không được gò các em vào kế hoạch của cô giáo. Phải cho các em vui chơi thoải mái trong thiên nhiên. Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo.

Sự kết thúc của Tomoe

Ngôi trường đã từng là ước mơ của thầy hiệu trưởng bị ngập chìm trong lửa. Thay vào các âm thanh tiếng cười, tiếng hát của học sinh mà ông rất mực yêu quý, trường học đang sập xuống trong tiếng lửa cháy khủng khiếp: Ngọn lửa không sao dập tắt được đã thiêu trụi cả trường học. Ngọn lửa đốt sáng rực cả Gi-y-u-gao-ka.

Giữa cảnh tượng đó thầy hiệu trưởng vẫn đứng trên đường và nhìn ngọn lửa thiêu đốt Tô-mô-e. Ông vẫn mặc bộ com-lê đen tiều tuy. Ông đứng đó, hai tay cho vào túi áo ông quay sang hỏi cậu con trai là Tô-mô-e, sinh viên đại học đứng ngay cạnh ông:

– Ta sẽ lại xây kiểu trường nào hở con?

Tô-mô-e lặng đi không nói.

Lòng yêu trẻ của ông và lòng yêu nghề của ông còn mạnh hơn cả những ngọn lửa đang bao phủ trường học. Ông thấy lòng nhẹ đi.

Tôt-tô-chan đang nép mình nằm giữa bao nhiêu là người lớn trong một con tàu chật ních người sơ tán.

Con tàu thẳng hướng đông bắc. Nhìn bóng tối bên ngoài khung cửa sổ,em nhớ lại lời nói chia tav của thầy hiệu trưởng: “Chúng ta sẽ lại gặp nhau”, và những lời thầy hay nói với em: “Em biết đấy, em thực sự làmột cô bé ngoan”.

Trích dẫn hay nhất:

Đứa trẻ nào sinh ra cũng có phẩm chất tốt. Cùng với sự trưởng thành những phẩm chất đó bị phá hỏng bởi môi trường xung quanh và ảnh hưởng của người lớn. Vì vậy, phải sớm tìm ra “phẩm chất tốt” ở đứa trẻ, phát triển những phẩm chất đó, giúp đứa trẻ trở thành một người có cá tính.

Xem thêm:

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây